Phân loại để để chọn sàn giao dịch Forex tốt

Bài viết này sẽ viết về nhóm các sàn giao dịch Forex, đánh giá ưu nhược điểm của từng nhóm để giúp các bạn ra quyết định lựa chọn sàn giao dịch Forex hiệu quả.

Sàn giao dịch là đơn vị trung gian cung cấp hạ tầng kết nối giao dịch của các bên tham gia. Việc lựa chọn một sàn giao dịch đúng hay sai sẽ quyết định đến việc thành hay bại của bạn trong lĩnh vực kinh doanh Forex. Vì vậy, hãy coi đây là một việc quan trọng trước khi bắt đầu hành trình dài với ngành Forex.

Lưu ý: Người Việt chúng ta hay gọi là “sàn” giao dịch Forex, nhưng thuật ngữ chuẩn phải là “Nhà môi giới Forex” (tiếng Anh là Broker). Trong bài viết này, tôi sẽ vẫn dùng từ “sàn giao dịch” cho chuẩn tính …. địa phương.

1. Loại sàn MM (Market Maker)

Sàn thuộc nhóm MM hay còn được gọi văn vẻ là Nhà tạo lập thị trường. Bản chất đây chính là “Nhà cái” (Giống như “Chủ đề”). Nhóm sàn có đặc điểm như sau:

Sàn luôn thực hiện giao dịch đối ứng với bạn. Tức là bạn mua thì họ sẽ bán và ngược lại bạn bán thì họ sẽ mua. Nói đơn giản là “ôm lệnh”.

Vì là giao dịch đối ứng, nên nếu người giao dịch lãi thì sàn lỗ và ngược lại. Như vậy, Nguồn thu nhập chính của loại sàn này đến từ Thua lỗ của người giao dịch. Và tất nhiên, không sàn nào muốn mình thua lỗ cả.

Các mức giá của sàn là do họ tự đưa ra. Chính vì vậy, có thể có một khoảng chênh lệnh với mức giá thực tế trên thị trường. Bởi thế bạn có thể phải mua với giá đắt hơn và bán với giá rẻ hơn giá thực tế.

Như vậy, nhà Đầu tư lỗ càng nhiều, lỗ càng nhanh thì sàn càng có lợi.

Bằng kinh nghiệm chúng tôi thấy rằng, hầu hết các nhà Đầu tư đều thua lỗ khi mở tài khoản giao dịch tại các sàn thuộc loại này. Bởi “Nhà cái” kiểm soát mọi thứ và sàn sẽ điều hành mọi thứ theo hướng có lợi cho mình.

Ngay cả khi bạn giao dịch có lời. “Nhà cái” sẽ tìm nhiều chiêu thức để ngăn cản bạn có thể rút được tiền, khóa tài khoản hoặc thậm chí xóa bỏ các giao dịch có lợi nhuận trên tài khoản.

Các sàn loại này thường có chung điểm dễ nhận diện là

+ Không có chứng chỉ NFA hoặc FSA.

+ Thường đặt ở những nước có tiêu chuẩn tài chính thấp (ví dụ như đảo Síp – Cyrus)

+ Có treo thưởng nạp tiền để dụ nhà đầu tư. Có những mức thưởng rất cao lên đến 100% số tiền nạp vào.

+ Phí hoa hồng môi giới hấp dẫn. Chính vì vậy, những sàn này thường hình thành đội ngũ tiếp thị tự nguyện rất đông. Đội ngũ hỗ trợ mở tài khoản rất nhiệt tình và thường kèm theo link môi giới.

+ Hay tổ chức game thi đấu forex với tài khoản thật và giải thưởng lớn.

+ Spread (Chênh lệnh giá mua bán) thường rất cao. Nếu spread bình quân của cặp tiền EURUSD cao hơn 3 pip (30 point) thì gần như chắc chắn sàn đó thuộc nhóm MM.

+ Tính thanh khoản sàn này thường thấp, lệnh khớp chậm và thường tỷ lệ lệnh bị trượt giá rất cao, mức giá bị trược cũng rất lớn.

2. Loại sàn STP (Straight Throught Processing)

Sàn thuộc nhóm STP là sàn chuyển lệnh (Giống như người "Ghi đề"). Nhóm sàn này có đặc điểm như sau:

+ Sàn nhận lệnh của người giao dịch và chuyển lệnh sang bên thứ 3 hoặc tìm kiếm các giao dịch đối ứng để khớp lệnh.

+ Sàn thuộc nhóm STP không bao giờ "ôm lệnh". Tức là không bao giờ giao dịch đối ừng với khách hàng của mình. Nhiệm vụ chính của sàn là kết nối giao dịch.

+ Nguồn thu chính của sàn thuộc nhóm này chính là Spread (Chênh lệnh giá mua và giá bán). Tức là họ sẽ kết nối các bên mua và bán với nhau, sau đó điều chỉnh tăng Spread lên và hưởng phần chênh lệch đó. Như vậy, người mua sẽ phải mua cao hơn một chút và người bán cũng sẽ phải bán thấp hơn một chút. Mức Spread càng cao thì sàn càng hưởng lợi nhiều.

+ Điểm yếu duy nhất là nhà đầu tư không được giao dịch với mức giá tối ưu. Sàn STP nắm giữ quyền điều chỉnh Spread và hưởng lợi từ đó.

Như vậy nhóm sàn thuộc STP minh bạch hơn sàn thuộc nhóm MM. Bởi vì sàn STP không muốn nhà đầu tư thua lỗ vì nếu khách hàng tồn tại càng lâu, giao dịch càng nhiều thì sàn STP càng có lợi do họ hưởng chênh lệch giá mua bán (Spread)

Đặc điểm nhận dạng của sàn này là: 

+ Sàn thường côngcông bố minh bạch rõ thông tin mình là STP

+ Thường có một trong 2 chứng chỉ NFA hoặc FSA

+ Spread thường thấp hơn MM (nhưng vẫn cao hơn sàn ECN). Spread của cặp tiền EURSUD thường nằm trong khoảng 2 - 3 pip (20 - 30 point).

+ Tính thanh khoản cao, khớp lệnh nhanh nhưng vẫn bị trượt giá (tỉ lệ thấp hơn sàn nhóm MM).

3. Loại sàn ECN (Electronic Communication Network)

Loại sàn ECN cũng thuộc nhóm chuyển lệnh (NDD - No dealing Desk) như sàn STP. Nhưng các sàn ECN minh bạch hơn STP và MM rất nhiều. Cụ thể, các sàn thuộc ECN có những đặc điểm sau:

+ Sàn nhận lệnh ccủa người giao dịch và chuyển lệnh sang bên thứ 3 hoặc tìm kiếm các giao dịch đối ứng để khớp lệnh và không "ôm lệnh". Cách thức vận hành giống như cách vận hành của sàn nhóm STP.

+ Nguồn thu của các sàn ECN là phí dựa trên quy mô của mỗi giao dịch. Mức phí này được công khai rất minh bạch và cố định (chứ không co giãn spread như của nhóm sàn STP).

Đặc điểm nhận dạng của nhóm sàn thuộc loại ECN là:

+ Chắc chắn sàn sẽ có chứng chỉ NFA hoặc FSA. Thường thì là sẽ có cả hai chứng chỉ này.

+ Sàn thường công khai rõ ràng trên website của mình là ECN kèm theo số đăng ký của các chứng chỉ NFA và FSA.

+ Tính thanh khoản rất cao, khớp lệnh nhanh và rất ít khi bị trượt giá (Thường chỉ say ra khi tin tức bất thường)

+ Spread rất thấp, thường là dưới 1.5 pip (15 point). Nhiều cặp tiền tệ chính thậm chí có Spread = 0 (Tức là không có chênh lệch giá mua bán).

+ Trên mỗi lệnh giao dịch sẽ có ghi rõ mức phí (Commission). Như vậy nếu thấy lệnh giao dịch có Commission thì đừng ngại bởi vì đó có thể là bạn đang giao dịch tài khoản thuộc nhóm ECN.

Cá nhân tôi sẽ giới thiệu cho bạn một sàn ECN là PEPPESTONE là một sàn ECN uy tín của Singgapore. Các bạn có thể xem cách đăng ký tài khoản tại ĐÂY.

4. Kết lại

Vì tính minh bạch và đáng tin cậy, nên ngày càng nhiều nhà đầu tư chọn các sàn ECN để giao dịch. Các sàn MM phần lớn chỉ lừa được các nhà đầu tư mới vào nghề và ngày càng ít khách hàng. Chính vì thế đã xuất hiện tình trạng giả danh ECN hoặc tự tuyên bố mình là ECN nhưng bản chất là không phải.

Một số sàn dạng MM quảng cáo để gây hiểu nhầm khi tuyên bố mình là Style-ECN (Kiểu ECN). Các sàn thuộc loại ECN chuẩn thường tuyên bố chính thức là True-ECN. Bên cạnh đó nhà đầu tư phải căn cứ vào các đặc điểm nhận diện nêu trên để lựa chọn cho đúng sàn giao dịch mình mong muốn.

Về tổng quan, nếunếu bạn giao dịch vì mục tiêu lợi nhuạn thì bạn nên chọn sàn giao dịch True-ECN bởi những ưu điểm của nó về tính minh bạch và khách quan và thanh khoản cao. Nếu vì mục tiêu hưởng hoa hồng môi giới thì bạn có thể chọn sàn Forex thuộc nhóm STP. Nhưng tuyệt đối không nên chọn sàn Market Maker.

Một số sàn có thể có nhiều loại tài khoản, có thể vừa có tài khoản thuộc dạng ECN vừa có tài khoản thuộc dạn STP. Chúng tôi không bao giờ lựa chọn những sàn làm cả ba loại tài khoản trên.

Trên đây là những đánh giá phân nhóm sàn giao dịch và có thể giúp bạn ra quyết định chọn sàn giao dịch có lợi thế nhất cho bạn khi giao dịch. Bạn có thể dùng thêm nhiều tiêu chí khác như số lượng kênh nạp tiền, thời gian rút tiền, phí giao dịch, đội ngũ hỗ trợ viên...

Chúc các bạn thành công.

HƯỚNG DẪN TÀI KHOẢN GIAO DỊCH PEPPERSTONE

Để mở tài khoản PepperStone thì bạn vui lòng Click vào đường link đăng ký tại ĐÂY hoặc nút đăng ký bên dưới:

Đang ký tài khoản sàn giao dịch Binance

TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

LIÊN HỆ

Vui lòng nhập thông tin của bạn!